Thị trường hàng hoá/ tiêu dùng tại Việt Nam đã có nhiều biến đổi trong 2 năm trở lại đây. Mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) hiện đang xuất hiện ngày một nhiều hơn tại các doanh nghiệp sản xuất & bán lẻ. Hãy cùng Ship60 tìm hiểu về mô hình phân phối mới này.
Covid-19 đã làm thay đổi cục diện của toàn bộ chuỗi cung ứng. Các kênh phân phối hàng hoá, từ kênh truyền thống (GT) tới hiện đại (MT), từ eCom, sCom tới bán hàng cộng đồng (Community Commerce), hay kênh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) đều hoạt động hết công suất và không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Kênh phân phối lớn nhất, lưu lượng nhiều nhất hiện vẫn là hệ thống GT (phân phối hàng hoá tới các cửa hàng tạp hoá, bán sỉ và trung gian thứ cấp) với sự hỗ trợ của mạng lưới các nhà phân phối rộng khắp toàn quốc. Tuy nhiên, kênh này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cũng chưa theo kịp sự thay đổi của thị trường.
Thị trường đang phát triển rất nóng. Các loại hình phân phối cạnh tranh lẫn nhau. Những loại hình phân phối mới ra đời tạo ra nhiều biến đổi tổng thể, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho các loại hình cũ.
Kênh phân phối truyền thống hiện tại phần lớn vẫn theo chiều hướng gồm 2 lớp chính: nhà phân phối chính và nhà phân phối thứ cấp. Nhà phân phối lớn hơn, với tiềm lực nhiều hơn sẽ mua hàng từ các nhãn hàng, sau đó phân phối lại tới các nhà phân phối nhỏ hơn, từ đó phân phối xuống các lớp tiếp theo thuộc nhóm nhà phân phối thứ cấp, cuối cùng tới tay người tiêu dùng.
Phần nhiều các nhà phân phối vẫn còn thiếu hụt cơ sở hạ tầng, đồng bộ dữ liệu cũng như nguồn nhân lực. Họ cũng phụ thuộc khá nhiều sự hỗ trợ của các nhãn hàng khi xảy ra sự thay đổi hay chuyển dịch mô hình phân phối của thị trường. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới giá trị mang lại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, giảm tính cạnh tranh của kênh GT – hay nói cách khác là giảm tính cạnh tranh của các nhà phân phối truyền thống với các kênh bán hàng hiện đại khác.
Trước ảnh hưởng của Covid-19 cùng sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, giới hạn di chuyển… tác động trực tiếp tới người dùng, các kênh bán hàng như GT, MT, eCommerce điều bị ảnh hưởng theo. Kênh bán hàng trực tiếp nổi lên như một giải pháp cấp thiết, chưa phải là hoàn hảo nhất nhưng lại là lựa chọn phù hợp nhất cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời gian này.
Với các điểm mạnh như: khả năng tương tác trực tiếp – nắm bắt nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng, các nhãn hàng sẽ tiếp xúc gần hơn và mang trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng. Song song đó, người tiêu dùng cũng có thêm nhiều ưu đãi được nhận trực tiếp từ nhãn hàng và doanh nghiệp, có nhiều lựa chọn hơn trong trải nghiệm mua sắm. Đặc biệt, hàng hoá đến tay khách hàng nhanh hơn, giảm bớt các khâu trung gian gián tiếp, giúp sản phẩm cạnh tranh hơn; đặc biệt là không cần di chuyển trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp.
Đã đến lúc nhà phân phối cần tăng cường năng lực nội tại thông qua:
– Đầu tư về cơ sở vật chất vận hành và trang bị phù hợp: Cải tạo kho cơ sở và chuyển đổi từ mô hình “mua nguyên thùng” sang “bán lẻ”
– Định hình lại không gian vận hành phù hợp, khu vực làm việc và lưu trữ riêng biệt
– Áp dụng và phối hợp các công nghệ nền tảng cho vận hành: Hệ thống xử lí đơn hàng (OMS), hệ thống quản lí kho (WMS), hệ thống vận hành kho (WES), hệ thống kiểm soát tiến trình giao hàng (TMS), trung tâm điều phối (TCS)…
– Năng lực đồng bộ và kiểm soát tồn kho thực tế
– Nhân sự chuyên trách có năng lực và được đào tạo phù hợp
– Cải thiện và tăng năng lực vận hành, tăng cường và tối ưu hóa nguồn lực con người dưới sự hỗ trợ của công nghệ và các hệ thống kiểm soát
– Đồng bộ mô hình vận hành thực tế với hệ thống vận hành
– Xây dựng mô hình tùy biến đủ khả năng tinh chỉnh và triển khai mở rộng các giải pháp công nghệ vận hành kho và kiểm soát hiệu quả
– Tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất công việc với các công cụ kiểm soát: RACI, DMAIC, L6S, DATA DRIVEN
– Đưa vào vận hành các bộ chỉ số đo lường hiệu quả vận hành và tiến tới tối ưu hóa vận hành.
Xác định được những khó khăn trong quá trình chuyển đổi, tại Ship60 xác định mình là người đồng hành, người hỗ trợ các đối tác của mình trong hành trình số hóa đầu cuối chuỗi cung ứng, cung cấp giải pháp riêng lẻ và đồng bộ từng chặn trong trong chuỗi cung ứng dựa theo thực tế vận hành thông qua các sản phẩm về Fulfillment, Sorting, Warehousing, Storage, Distribution và Last Miles Delivery cho các ngành hàng tiêu dùng, dinh dưỡng, bán lẻ, Life Style & Luxury và dược phẩm.
Phát triển bền vững là tôn chỉ trong hành động của Ship60. Để thực hiện được điều này, năng lực vận hành, kiểm soát, triển khai, tối ưu các giải pháp công nghệ, kiểm soát toàn trình cho mạng lưới logistics trên diện rộng rất quan trọng. Đến hiện tại, Ship60 đã đưa vào hoạt động thực tế nhằm hỗ trợ khách hàng của mình tốt hơn.
Chúng tôi kỳ vọng mình sẽ là đối tác hàng đầu hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động chuyển đổi số đầu cuối của chuỗi cung ứng, đồng hành & hỗ trợ nhà phân phối hoàn thiện năng lực vận hành để sẵn sàng chủ động bán theo kênh D2C.
Chia sẻ