Ship60
Tiếng Việt

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) toàn cầu được dự báo đạt 15 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Mặc dù có rất nhiều triển vọng, môi trường kinh doanh cũng đang thay đổi liên tục, không phải phân khúc nào, khía cạnh nào cũng sẽ có những biến chuyển khả qua như nhau. Các thương hiệu FMCG sẽ buộc phải nắm được những nguy cơ, am hiểu người tiêu dùng để đón đầu tương lai của ngành hàng này.

Mô hình FMCG truyền thống rất đơn giản. Các công ty FMCG cần xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà bán lẻ có vị trí mặt tiền đẹp trên các phố lớn, thương hiệu mạnh, marketing rộng rãi, sản phẩm tốt. Tuy nhiên, thị trường đang đối mặt với những thay đổi rất phức tạp. Các kênh bán hàng mới như thương mại điện tử đang thay đổi cục diện toàn ngành FMCG. Các thương hiệu đang cần phải đối mặt rất nhiều thách thức để chuyển mình trong tương lai.

Các nguy cơ mà thương hiệu FMCG truyền thống phải đối mặt

Sự giao thoa giữa cửa hàng vật lý và thương mại điện tử

Các thương hiệu kinh doanh thực phẩm tươi sống chính thức trở thành nhóm mặt hàng tăng trưởng nhanh nhất trên TMĐT ở thị trường Anh, Mỹ, Trung Quốc. Chỉ 2% doanh thu đến từ các mặt hàng đồ ăn, đồ uống được tiêu thụ trên kênh online tại Mỹ vào năm 2019, chiếm 19,89 tỷ USD; đến năm 2021, con số này đã gấp đôi. Theo Viện nghiên cứu marketing thực phẩm & Nielsen, trên 70% hộ gia đình tại Mỹ sẽ mua thực phẩm online vào năm 2022.

Mặc dù có rào cản về thói quen, hành vi, việc mua sắm thực phẩm trực tuyến của người tiêu dùng có tốc độ tăng chậm, nhưng rất đều đặn, bền bỉ. Thách thức lớn nhất với các nhà bán lẻ nằm ở việc đảm bảo chất lượng hàng hoá, chất lượng giao hàng, đảm bảo lấy khách hàng làm trung tâm. Suy cho cùng, hiểu hành vi khách hàng thông qua dữ liệu TMĐT vẫn là yếu tố quyết định quá trình chuyển đổi trong phễu bán hàng.

Ngành bán lẻ đang đứng ở điểm giao thoa giữa bán lẻ truyền thống và sự hội tụ kênh online – offline, đó là khi bên bán cần hiểu rõ khách hàng để thích ứng với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường.

Sự xuất hiện của mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng

Tạo ra, sản xuất và phân phối một sản phẩm mới chưa bao giờ là dễ dàng. Câu chuyện Dollar Shave Club (DSC) thể hiện rõ một làn sóng đang lên: các thương hiệu ngách – bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Các thương hiệu FMCG truyền thống đang làm marketing tới đại chúng, không tập trung vào một nhóm đối tượng nào cả.

Các thương hiệu ngách có khả năng lớn để chinh phục thị trường. Họ đủ nhỏ để thích nghi với sự biến đổi của thị trường. Người dùng cũng đang chú ý hơn tới những thương hiệu quan tâm, chăm chút tới từng nhóm khách hàng nhỏ. DSC đã làm được điều này, chạm tới những nhu cầu chưa được đáp ứng của người dùng bằng cách đưa ra những chính sách giá, sự tiện lợi, phương thức marketing, phân phối sản phẩm, tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch…

Các kênh truyền thông xã hội là một thành tố quan trọng của các thương hiệu nhỏ hoạt động tích cực trên các nền tảng số này. Chỉ với một video Youtube 90 giây có nội dung thật sự ấn tượng, khác biệt, DSC đã tự biến họ thành công ty doanh thu tỷ đô.

Các thương hiệu về sức khoẻ và sắc đẹp luôn đi đầu về cải tiến và ứng dụng công nghệ, trên cả các kênh online và offline. DSC đưa ra những chỉ dẫn, khảo sát khách hàng trong hành trình mua hàng để thu thập dữ liệu người dùng, cá nhân hoá hồ sơ khách hàng. Cơ sở dữ liệu về customer insight này đảm bảo tạo ra những cải tiến sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm cá nhân hoá, thông qua công nghệ dự đoán, nhờ đó đáp ứng chính xác nhu cầu của từng khách hàng.

Những nhà bán lẻ “siêu chiết khấu”

Mối đe doạ không nhỏ nằm ở những nhà bán lẻ chuyên chiết khấu và giá rẻ. Đầu tiên, đó là những nhà bán lẻ, cửa hàng bán nhiều mặt hàng với giá chiết khấu, thường bán đồng giá. Ở Anh có các cửa tiệm như Poundland, Savers Health & Beauty, hoặc cửa hàng US, 99 cent và K-Mart. Mô hình này sau đã phát triển tiếp. Họ ứng dụng chiến lược này tới nhóm khách hàng rộng hơn, ráp nối với trải nghiệm tại siêu thị và cửa hàng thực phẩm. Hiện nay, các nhà bán lẻ theo hình thức này sử dụng các khuyến mãi về giá, chương trình khách hàng thân thiết, quảng cáo rầm rộ và thiết kế lại điểm bán để kéo khách hàng tới siêu thị.

Các nhà bán lẻ FMCG trên toàn cầu cần tập trung vào điều gì trong tương lai?

Theo Tesco, cần phải tập trung nhiều hơn vào khách hàng. Nhiều nhà bán lẻ FMCG lớn cho biết, cần phải nhận ra nhóm khách hàng mục tiêu, chia nhỏ thành nhiều nhóm và truyền tải những thông điệp khác biệt, triển khai những chiến dịch khác nhau tới từng nhóm. Với khả năng social listening, các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác hơn, nhanh chóng thích ứng với thay đổi.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần đảm bảo vận hành không gián đoạn, giúp doanh nghiệp giữ được cam kết với khách hàng, mang lại dịch vụ khách hàng tốt nhất. Vấn đề logistics trong bán lẻ từ lâu đã là bài toán luôn cần phải tối ưu. 2022 sẽ còn đặt ra nhiều thách thức vận hành, supply chain hơn nữa cho bán lẻ FMCG. Tối ưu kho bãi, tối ưu tốc độ giao hàng, điều chuyển hàng nội bộ, đảm bảo đóng gói, quy trình giao hàng chặt chẽ, chi phí hợp lý với khách hàng… mọi thứ cần được thiết lập khoa học trước guồng quay hàng hoá quá lớn.

Có thể nói, năm 2022 sẽ là một năm vừa cơ hội, vừa thách thức đối với ngành FMCG. Việc chuẩn bị nền tảng là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp sẵn sàng bứt phá trong năm 2022. Quý doanh nghiệp hãy liên hệ Ship60 để xây dựng bài toán logistics hỗ trợ vận hành ngay từ giai đoạn cuối năm.

Chia sẻ