Ship60
Tiếng Việt

Tiếp nối 2020, COVID-19 vẫn là mối đe doạ lớn ảnh hưởng tới các xu hướng bán lẻ toàn cầu trong năm 2021. Có vẻ như đại dịch vẫn sẽ tiếp tục định hình những xu hướng của năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác ngoài COVID-19 tham gia định hình bán lẻ. Ship60 sẽ chia sẻ cùng bạn 5 xu hướng của bán lẻ trong năm 2022.

Giảm số lượng cửa hàng, điểm bán

Xu hướng “đóng cửa” điểm bán không còn xa lạ trong vài năm trở lại đây. Xu hướng mua sắm online lên ngôi, cửa hàng, điểm bán tất yếu phải đóng cửa, nhưng COVID-19 cũng là nhân tố thúc đẩy xu hướng này diễn ra nhanh hơn, đặc biệt trong những giai đoạn giãn cách, cửa hàng buộc phải đóng cửa theo quy định. Dù đã bước vào thời kỳ “bình thường mới” trong năm 2022, có thể tốc độ đóng cửa sẽ chậm lại một chút, nhưng xu hướng này cũng sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn mong muốn trải nghiệm tại điểm bán, muốn tương tác trực tiếp với sản phẩm trước khi đưa ra quyết định. Đó là lý do vẫn sẽ còn cửa hàng, nhưng sẽ buộc phải đảm bảo quy định giãn cách và an toàn. Điều này có thể sẽ dẫn tới thay đổi bài trí của điểm bán, phân luồng lối ra/ lối vào…

Mua sắm online phát triển mạnh

Theo một nghiên cứu, 60% người trưởng thành hoàn toàn chỉ mua sắm tại điểm bán trước COVID-19. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ này chỉ còn 37%. Trên 40% người được phỏng vấn cho biết họ sẽ tiếp tục mua hàng online dù đại dịch kết thúc. Với những thuận tiện trong thanh toán, xu hướng này còn được thúc đẩy hơn nữa.

Giao hàng nhanh

COVID tạo ra một mâu thuẫn giữa kỳ vọng của khách hàng và tình hình thực tế do COVID-19. Lượng mua sắm trực tuyến tăng vọt đã khiến hệ thống giao vận bị tắc nghẽn, trong khi khách hàng luôn mong muốn hàng hoá được giao tới càng sớm càng tốt. Trong năm 2022, các chuyên gia chỉ ra rằng giao hàng miễn phí có thể sẽ trở thành một “điều kiện căn bản”. 90% người dùng sẽ mua sắm nếu được miễn phí ship, trên 20% cho rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền để đảm bảo được miễn phí ship.

Bán lẻ thông minh

Các marketer trước giờ khai thác dữ liệu từ smartphone, tìm hiểu sâu hơn về thói quen, hành vi mua sắm của người dùng, nhưng xu hướng này sẽ còn nổi bật hơn nữa trong tương lai nhờ công nghệ AI. Theo nghiên cứu, trí tuệ thông minh nhân tạo có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đô cho các nhà bán lẻ mỗi năm thông qua một chuỗi cung ứng hiệu quả. AI trong bán lẻ được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng như NLP (natural language processing), công nghệ thực tế ảo (AR, VR), computer vision, công nghệ cảm biến, robots. AI cũng góp phần cho sự phát triển của các mô hình kinh doanh “từ người dùng tới nhà sản xuất”, giúp các doanh nghiệp bán lẻ cá nhân hoá sản phẩm cho người tiêu dùng.

Sự phát triển của các nhãn hiệu tư nhân/ cá nhân

Các nhãn hiệu cá nhân đang tăng doanh thu vượt trội. Họ bán tốt gấp 3 lần các nhãn hàng lớn. Xu hướng này nổi lên ở Châu Âu khi 40% các sản phẩm rau củ quả, thực phẩm được tiêu thụ đến từ các nhãn hiệu nhỏ của cá nhân. Thị trường Mỹ và Úc cũng bắt đầu đi theo xu hướng này.

Với những xu hướng mới của bán lẻ năm 2022, các nhà bán lẻ có thể vươn mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau khủng hoảng. Để sẵn sàng cho 2022, nhà bán lẻ cần khả năng thích nghi, đó là điều tất yếu.

Để được tư vấn về chiến lược logistics cho bán lẻ 2022, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ Ship60 ngay hôm nay.

Chia sẻ