Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành logistics, kho hiện đại giờ cũng mang nhiều đặc điểm mới so với kho truyền thống. Từ cách quản lý hàng hoá, ứng dụng công nghệ, quy trình vận hành… đều đã có nhiều cải tiến để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
Quan điểm của kho hàng truyền thống là quản lý trực tiếp, chứa được càng nhiều hàng hoá càng tốt. Tiêu chuẩn cần có của kho truyền thống: bảo vệ hàng hoá khỏi thời tiết, đảm bảo an ninh, an toàn. Kho hàng có thể chứa những container lớn, các quầy kệ, giá hàng lớn, hàng hoá đóng thùng, chia lô… Luồng hàng hoá luân chuyển lớn và liên tục. Khi giao hàng từ kho truyền thống, đó sẽ là hàng hoá nguyên thùng, nguyên kiện.
Hình thức kho hàng truyền thống phù hợp với hình thức kinh doanh phân phối truyền thống, dành cho các đơn hàng bán buôn với số lượng lớn. Tuy nhiên, sự phát triển của TMĐT và bán lẻ hiện đại đã làm bộc lộ một số hạn chế của kho truyền thống:
Với sự phát triển của ngành logistics, những thay đổi trong mô hình kinh doanh bán lẻ và thương mại điện tử, kho hàng hiện đại đã có nhiều đặc điểm mới. Khi khái niệm “hoàn thiện đơn hàng” (fulfillment) ngày càng phổ biến trong ngành logistics, các trung tâm fulfillment (fulfillment center) cũng đã được hình thành và đưa vào sử dụng.
Kho hiện đại, hay “fulfillment center” không chỉ có ý nghĩa lưu trữ hàng hoá. Đó là nơi điều tiết hàng hoá dành cho các nhà bán buôn/ bán lẻ, từ đó hàng hoá sẽ được vận chuyển đến các địa điểm khác, hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng. Các trung tâm fulfillment tạo ra những giá trị thặng dư trong chuỗi cung ứng như: tối ưu chi phí và diện tích kho, bóc tách/ xé lẻ hàng hoá, đóng gói, điều phối vận chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối…
Kho hàng hiện đại cũng thiên về xu hướng “phẳng”, tập trung vào việc tối ưu số kiện hàng/ thùng carton thay vì tối ưu số mét vuông sử dụng. Kho hiện đại cũng ưu tiên ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tối ưu vận hành. Các công nghệ như tự động hoá, robot, thực tế ảo… là một trong các lựa chọn của kho hiện đại.
Hiện nay, trung tâm xử lý đơn hàng là nơi các đại lý, hoặc công ty cung cấp dịch vụ fulfillment đứng ra xử lý các đơn hàng bán lẻ. Hàng hoá sẽ được xé lẻ, chia nhỏ, đóng gói sau đó vận chuyển trực tiếp tới người dùng cuối. Trung tâm này cũng là nơi hỗ trợ các đại lý quản lý vận hành logistics, kiểm soát tồn kho, điều phối chuỗi cung ứng.
Trong một số trường hợp, trung tâm fulfillment cũng có thể là nơi điều tiết hàng hoá từ nhà sản xuất tới các đại lý/ nhà phân phối, giúp “outsource” toàn bộ khâu xử lý đơn hàng cho bên thứ ba, giúp nhà sản xuất tập trung vào những hoạt động khác như phát triển sản phẩm mới, quảng bá tìm đầu ra cho sản phẩm… mà không mất nhiều thời gian, nỗ lực cho việc xử lý đơn hàng.
Có thể nói, trung tâm fulfillment sẽ hoàn toàn khác với chức năng của kho truyền thống: kho truyền thống là nơi lưu trữ hàng hoá đơn thuần, còn trung tâm fulfillment có thể xem là nơi giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng (từ việc tăng tốc xử lý đơn hàng tới rút ngắn thời gian giao hàng). Với việc sử dụng các trung tâm xử lý đơn hàng quy mô nhỏ (micro-fulfillment center) được đặt ở gần khách hàng hơn, thời gian hàng tới tay người dùng ngắn lại, chi phí hợp lý hơn, doanh nghiệp bán lẻ vừa đáp ứng khách hàng tốt hơn, vừa tối ưu chi phí vận hành. Trong thực tế ngành bán lẻ/ FMCG hiện nay, khi dịch vụ khách hàng, tốc độ giao hàng đã trở thành điều kiện bắt buộc, trung tâm fulfillment sẽ giúp nhà bán lẻ hoàn thành chu trình xử lý – hoàn tất đơn hàng với chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, Ship60 đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ra mắt dịch vụ warehouse & fulfillment đáp ứng các nhà bán lẻ. Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Ship60 để được tư vấn phương án kho hàng/ fulfillment với chi phí hợp lý cho mùa cao điểm cuối năm 2021.
Chia sẻ