Ship60
Tiếng Việt

Trong chuỗi Logistics, quản lý kho hàng được xem là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ và trải nghiệm trực tiếp của khách hàng đối với việc xử lí đơn hàng của doanh nghiệp. Vì sao lại được coi là một hoạt động quan trọng? Làm thế nào để quản lý kho hàng trong logistics hiệu quả? Hãy cùng Ship60 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quản lý kho hàng là gì? Quản lý kho hàng trong logistics gồm những gì?

Quản lý kho hàng là gì?

Quản lý kho hàng trong Logistics là những công việc tổ chức, sắp xếp và giám sát các công việc lưu kho hàng hoá để chờ xuất. Thông qua hoạt động quản lý kho hàng, doanh nghiệp có thể cập nhật tình hình kinh doanh, chất lượng cũng như số lượng hàng tồn kho chính xác.

Theo đó, doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch cân đối hàng hóa xuất nhập kho, đảm bảo sự liên tục, ổn định cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường. Việc quản lý kho hàng Logistics nếu được thực hiện có khoa học sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường an toàn trong bảo quản hàng hóa, tận dụng tốt cơ sở vật chất để tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp về lâu dài.

Các giải pháp quản lý kho hàng Logistics

Giải pháp quản lý kho hàng FIFO VÀ LIFO

Giải pháp phân chia theo khu vực

Việc phân chia kho hàng nên được triển khai ngày từ đầu để tránh mất thời gian soạn hàng và lãng phí không gian về sau. Theo đó, hàng lưu kho cần được bố trí theo từng khu vực rõ ràng dựa theo tính chất hàng hóa và tần suất xuất nhập hàng.

Ví dụ, những hàng hóa cố định nên được xếp ở phía trong hoặc tầng cao, còn hàng xuất, nhập thường xuyên nên đặt ở các tầng thấp, gần cửa ra vào. Các loại hàng hóa riêng biệt nên đặt ở từng khu riêng biệt, không lẫn lộn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của các loại hàng hóa khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tổ chức quản lý kho hàng bằng việc thiết kế bảng chỉ dẫn cụ thể, lối đi thuận tiện cho việc nhặt hàng, nâng dỡ hàng hóa. 

Giải pháp sắp xếp theo SKU

SKU (Stock Keeping Unit) là đơn vị phân loại hàng hóa. Sắp xếp theo SKU có nghĩa là căn cứ vị trí lưu trữ hàng hóa cũng như tính chất hàng mà đặt tên cho hàng hóa, thường là một chuỗi ký tự (bao gồm cả chữ và số). Khi nhìn vào chuỗi ký tự này, bạn có thể xác định ngay vị trí của hàng hóa. Bên cạnh đó bạn không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới đâu.

Giải pháp dán nhãn/ Mã vạch

Mỗi sản phẩm lưu trữ bắt buộc phải được dán nhãn để phân biệt. Bạn có thể ứng dụng mã SKU hoặc kết hợp với hệ thống máy quét mã vạch. Ngay khi nhập kho, mỗi mặt hàng sẽ tương ứng với một mã vạch và được quét qua hệ thống để tạo phiếu nhập, phiếu này sẽ chứa thông tin liên quan đến sản phẩm. Thông tin ấy sẽ được lưu trữ và áp dụng trong suốt quá trình nhập xuất hàng và quản lý tồn kho về sau.

Kiểm tra, dọn dẹp kho hàng

Doanh nghiệp nên kiểm tra trung bình khoảng 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần. Kho càng lớn thì quá trình kiểm tra càng mất nhiều thời gian và nhân lực. Nên tiến hành kiểm tra theo từng khu vực, theo từng nhóm hàng. Công việc kiểm tra, rà soát kho định kỳ bao gồm:

  • Kiểm đếm số lượng hàng tồn kho, đối chiếu với các sổ sách liên quan
  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa
  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm để có kế hoạch xuất bán kịp thời hoặc thực hiện chiến dịch giảm giá, xả hàng
  • Kiểm tra hàng bán chạy để có phương án
  • Các nguy cơ tại kho hàng (dột, ngập, chuột, mối mọt, nguy có cháy nổ,…)

Thông quan việc kiểm tra định kỳ, doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nếu có sai sót.

Xây dựng quy trình quản lý kho hàng chuyên nghiệp

Một quy trình quản lý kho hàng trong Logistics chuyên nghiệp bao gồm những bước cơ bản sau:

  • Lập sơ đồ , phân loại hàng hóa
  • Kiểm soát quy trình xuất nhập
  • Kiểm tra hàng tồn kho định kỳ
  • Pick up hàng hóa theo đơn đặt hàng
  • Đóng gói, in bill, dán nhãn,
  • Bàn giao hàng cho hãng vận chuyển

Giải pháp SHIP60 FULFILLMENT là hệ thống hoàn tất đơn hàng toàn diện với tiêu chí Tiện lợi – Nhanh chóng – Tiết kiệm:

Khi sử dụng dịch vụ của SHIP60 FULFILLMENT, bạn chỉ cần tập trung vào tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm và mở rộng quy mô không giới hạn.

  •  Hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh từ khâu nhận hàng cho đến khi giao hàng tận tay cho khách.
  •  Giảm thiểu nhiều loại chi phí cho đơn vị kinh doanh, bao gồm: chi phí nhân sự, kho bãi, máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vận chuyển…
  •  Đội ngũ nhân viên kho bãi, được đào tạo chuyên nghiệp về trình độ và thái độ.
  •  Cung cấp dịch vụ cho cả khách lẻ lẫn khách hàng doanh nghiệp.
  •  Dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hóa thông qua phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp.
  •  Tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng để bạn có thể tập trung kinh doanh.
  •  Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn trên thị trường.

ĐỌC THÊM : Chính sách ưu đãi dành cho khách hàng mới 

Chia sẻ