Trong bối cảnh “bình thường mới” sống chung với Covid-19, sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch, hành vi người tiêu dùng đã thay đổi nhiều. Thị trường bán lẻ dịp Tết 2022 cũng sẽ có nhiều thay đổi, theo báo cáo Kantar.
Diễn biến phức tạp của Covid-19 đã mang lại nhiều thách thức bất ngờ, nhiều ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống tại Việt Nam. Tính đến tháng 9/2021, GDP chỉ tăng 1.42%, một con số tăng trưởng thấp trong Quý 3/2021. Tiêu dùng chiếm 70% GDP Việt Nam, giảm 2,83% trong Quý 3 do sự thắt chặt du lịch. Kể từ khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng từ đầu tháng 10, tâm lý người dân đã có xu hướng thả lỏng hơn, tuy nhiên mọi người vẫn còn rất quan ngại về việc ra ngoài và gặp gỡ nhau.
Từ tất cả những thực tế nêu trên, Kantar chỉ ra những biến đổi tiêu biểu trong hành vi của người dùng khi đón Tết, một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, trong năm 2022.
Theo khảo sát từ Worldpanel Division đối với người dân tại 2 thành phố TP.HCM và Hà Nội, dịp Tết 2021 & 2022: 88% người được phỏng vấn cho biết sẽ dành thời gian ăn uống cùng gia đình; 84% trang trí nhà cửa để đón Tết; 73% sẽ làm các món ăn truyền thống dịp Tết như: gói bánh chưng, làm nem, làm mứt…
Trải qua 2 cái Tết chịu ảnh hưởng của đại dịch, tỷ lệ tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) năm 2021 so với 2020 khá khiêm tốn ở hầu hết các hạng mục hàng hoá: chỉ ở mức 3%. Mặt hàng sữa & chế phẩm từ sữa tăng 4%. Mặt hàng đồ uống chỉ tăng 1%. Thực phẩm đóng hộp/ đóng gói tăng 7%. Sản phẩm chăm sóc cá nhân chỉ tăng 1%.
Xét về thời điểm mua sắm, 44% người dân Việt Nam cho biết họ dự kiến mua sắm chuẩn bị Tết vào thời điểm khoảng 2 tuần trước Tết. Trong thời điểm Quý 3/2021 trở lại đây, tần suất mua sắm của người tiêu dùng có giảm xuống, nhưng giá trị mỗi lần mua sắm lại tăng lên. Đó là lý do các nhà bán lẻ cần tự tạo cơ hội tương tác & chốt đơn nhiều hơn với khách hàng thông qua đa kênh, thay vì chờ khách hàng đến trực tiếp cửa hàng/ vào trang TMĐT. Việc sử dụng các combo cũng là phương án hợp lý để thúc đẩy mua sắm ở giai đoạn kích cầu tiêu dùng này.
Quà biếu Tết 2022 cũng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm tiêu dùng của thị trường Việt Nam: ưu tiên những món quà Tết thiết thực, có giá trị sử dụng cao, thiên hướng chăm sóc sức khoẻ. Các món quà được ưu tiên lựa chọn nhất cho Tết 2022 – cũng là những mặt hàng mà các nhà bán lẻ cần chuẩn bị sẵn sàng bao gồm: bánh quy, mứt kẹo, đồ uống có cồn, giỏ quà, quần áo, giày, trang sức…
Trước đây, người tiêu dùng ưa chuộng mua sắm Tết tại các siêu thị lớn. Tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi: gần đây, người dân đã quen với việc mua sắm tại các minimarket, cửa hàng nhỏ và mua sắm online cho dịp Tết 2022.
Cũng theo xu hướng này, các mặt hàng tăng mạnh trong dịp Tết được khảo sát tại 4 thành phố lớn bao gồm: dầu xả 48%, mayonnaise 47%, sữa thảo mộc 46%, bánh mì đóng gói 35%, sữa chua uống 31%. Đây cũng là những mặt hàng được bán phổ biến tại các shop online, cửa hàng tiện lợi hoặc mini shop.
Một lưu ý nhỏ về dịch vụ cho các nhà bán lẻ: xu hướng sử dụng dịch vụ giao hàng để chuyển quà Tết cũng đã được ưa chuộng hơn. 40% người được phỏng vấn cho biết họ sẽ đặt hàng online và chọn dịch vụ vận chuyển tận nhà để tặng quà biếu Tết. Đây cũng là cơ hội để các nhà bán lẻ làm thương hiệu và chinh phục khách hàng bằng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng.
Như vậy, bán lẻ có thể “đón sóng” Tết 2022, đặc biệt là các shop nhỏ lẻ, minimarket, shop online… bằng danh mục hàng hoá phù hợp, đa kênh và dịch vụ toàn diện (hoàn thiện đơn hàng, giao hàng…). Để được tư vấn chi tiết về kế hoạch chuẩn bị Tết 2022 ngành bán lẻ, shop vui lòng liên hệ Ship60.
Chia sẻ